MỤC LỤC Pharmacophore đi từ ligand phân tử hoạt chất có tác dụng sinh COCAIN - Cấu trúc phức tạp 5 Các thuốc tê nhân tạo được tạo nên từ cấu trúc của COCAIN: 6 MỘT VÍ DỤ KHÁC VỀ PHARM
Trang 1ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM
BỘ MÔN HOÁ DƯỢC
====⥈⦽⥈====
TIỂU NHÓM A2.3
CHỦ ĐỀ 9: MÔ HÌNH 3D-PHARMACOPHORE
TRONG THIẾT KẾ PHÂN TỬ THUỐC
GV hướng dẫn: GS.TS Thái Khắc Minh
Trang 2MỤC LỤC
Pharmacophore đi từ ligand (phân tử hoạt chất có tác dụng sinh
COCAIN - Cấu trúc phức tạp 5
Các thuốc tê nhân tạo được tạo nên từ cấu trúc của COCAIN: 6
MỘT VÍ DỤ KHÁC VỀ PHARMACOPHORE ĐI TỪ LIGAND
Một số thuốc phát triển dựa trên cấu trúc đó 8
Khả năng gắn kết của Epinephrine tại 3 điểm trên thụ thể
Bethanechol tác dụng trên thụ thể Muscarin 12
Các dạng mô hình của pharmacophore 12
Khả năng chuyển vị của các nhóm chức ảnh hưởng gì tới hiệu quả
Tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu bằng mô hình pharmacophore 14
Phương pháp SOSA Error! Bookmark not defined.
Trang 3Định nghĩa Pharmacophore
_ Định Nghĩa: Tập hợp đặc điểm không gian và cấu trúc cần thiết để đảm bảo tương tác của phân tử với đích tác động sinh học, chịu trách nhiệm cho phản ứng sinh học của đích tác động
_ Không được coi là 1 phân tử thực tế nào hay cấu trúc kết hợp nào mà giải thích cho khả năng tương tác của một nhóm chất với đích tác động của nó
Có 2 loại là Ligand-based (đi từ ligand) và Structure-based (đi từ cấu trúc tác động)
Ứng dụng: Sàng lọc ảo, thiết kế denovo, tối ưu hóa cấu trúc khởi nguồn,
Hình 1 Cách để xây dựng một pharmacophore
Ví dụ:
Trang 4Cấu trúc pharmacophore có tác dụng ức chế loại virus có tên là APMV-1 (virus gây bệnh gà rù) là dị vòng morpholine Các thuốc kháng loại virus này được phát triển dựa trên cấu trúc đó
Cấu trúc của dẫn xuất Fluoroquinolone (kháng sinh kháng lao) và một số
vị trí trong cấu trúc của dẫn xuất Fluoroquinolone
đã được nghiên cứu hiện nay
Được mô tả bằng các điểm:: khả năng cho nhận hydrogen, tích điện âm dương, tương tác vòng thơm, kị nước, -> một tập hợp các nhóm nhóm chức có thể liên kết với 1 mục tiêu
Cách xác định pharmacophore: các vòng, các nguyên tử, các điểm giả định
Ví dụ:
_ Muốn gắn với nhóm phenyl (alanin) thì trong cấu trúc pharmacophore có vòng thơm
_ Muốn gắn với nhóm NH2 (acid amin) nếu nhóm NH2 tích điện dương thì cấu trúc pharmacophore tích điện âm hay nhóm NH2 có khả năng nhận cho liên kết H thì nhóm đối diện pharmacophore có trung tâm cho nhận lk H _ Muốn gắn với nhóm OH thì gắn cấu trúc tích
có khả năng cho nhận liên kết hydro
—> Giả sử cấu trúc pharmacophore thoả các điều kiện trên thì có thể kết luận rằng cấu trúc pharmacophore đó có thể gắn kết được với mục tiêu tác động này
Ái lực mạnh hay yếu phụ thuộc vào nhóm thế gắn vào cấu trúc mục tiêu
Trang 5Pharmacophore đi từ ligand (phân tử hoạt chất có
tác dụng sinh học)
COCAIN - Cấu trúc ph ứ c tạp → ngư ờ i ta nghiên c ứ u các pharmacophore cần thiết
Pharmacophore của COCAIN hay thuốc gây
tê chính là nhóm benzoyl
và nhóm amin
Cocain không gắn trực tiếp vào các thụ thể kích thích truyền thống, mà
thay vào đó nó tác động lên các protein vận chuyển dopamine (DAT),
norepinephrine (NET), và serotonin (SERT) Bằng cách ức chế các "thụ thể
vận chuyển" này, cocain làm tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trong khe synapse, dẫn đến các hiệu ứng sinh lý và tâm lý mạnh mẽ như hưng phấn, tăng nhịp tim, và gây nghiện
Trang 6Một số thuốc tê nhân tạo được tạo nên từ cấu trúc của COCAIN:
LIDOCAIN
Sự điều chỉnh cấu trúc giữa cocain và lidocain:
_ Thay nhóm ester bằng nhóm amid: Đây là sự thay đổi quan trọng nhất
Nhóm ester trong cocain dễ bị thủy phân bởi các enzyme, đặc biệt là esterase, làm giảm thời gian tác dụng của thuốc và dẫn đến nhiều tác dụng phụ Nhóm amid trong lidocain bền hơn với thủy phân, do đó thuốc có tác dụng lâu hơn và ít bị phân hủy nhanh chóng trong cơ thể
_ Giảm tính gây nghiện và độc tính: Một trong những mục tiêu của việc
phát triển lidocain là giảm tính gây nghiện của cocain Việc loại bỏ cấu trúc vòng piperidin và thay thế bằng chuỗi alkyl đã giảm bớt các tác dụng kích thích lên hệ thần kinh trung ương, từ đó giảm nguy cơ gây nghiện
PROCAIN
Trang 7Sự điều chỉnh cấu trúc giữa cocain và procain:
● Thay nhóm tropan bằng nhóm amino alkyl:
Procain thay thế vòng tropan phức tạp của cocain bằng một chuỗi diethylamino ethyl đơn giản Chuỗi này vẫn duy trì tính kỵ nước và tính
kiềm (do có nitrogen) để tương tác với các kênh ion, nhưng giảm thiểu khả
năng gây nghiện và giảm độc tính
● Nhóm ester vẫn giữ lại:
Nhóm ester (-COO-) trong cocain, nối giữa nhân thơm và vòng tropan,
cũng được giữ lại trong procain, nhưng với một vài sự điều chỉnh nhỏ Nhóm ester này đóng vai trò quan trọng trong việc tương tác với kênh ion natri, giúp ngăn cản sự truyền tín hiệu thần kinh, từ đó tạo ra tác dụng gây
tê
Tuy nhiên, do vẫn giữ nhóm ester, procain cũng dễ bị phân hủy bởi enzyme esterase trong máu, điều này giải thích tại sao thời gian tác dụng của procain ngắn hơn so với các thuốc gây tê thuộc nhóm amid như lidocain
● Nhân thơm (vòng benzen) giữ lại:
Cả cocain và procain đều giữ nguyên nhân thơm (vòng benzen), vì phần
này đóng vai trò quan trọng trong khả năng kỵ nước của phân tử, giúp nó thâm nhập vào màng tế bào thần kinh để tác động lên các kênh ion natri
Do tính ưa nước của nhóm -NH₂, procain có khả năng kém thâm nhập
qua màng lipid của tế bào thần kinh trung ương hơn so với cocain Điều
này góp phần làm giảm các tác dụng lên não và hệ thần kinh trung ương của procain, giúp nó ít gây kích thích và không gây nghiện như cocain
Sự đơn giản hóa cấu trúc này làm giảm khả năng cocain tương tác với các protein khác trong não (đặc biệt là protein vận chuyển dopamine - DAT), do đó giảm nguy cơ gây nghiện và tác dụng phụ không mong muốn
Đặc điểm dược lý của procain so với cocain:
Trang 8● Tác dụng gây tê cục bộ: Cả cocain và procain đều có khả năng ức chế
kênh natri (Na⁺) trên màng tế bào thần kinh, ngăn chặn sự khử cực của màng tế bào và gián đoạn tín hiệu đau
● Thời gian tác dụng ngắn hơn: Procain có thời gian tác dụng ngắn hơn so
với cocain do dễ bị phân hủy bởi enzyme esterase trong cơ thể
● Tính an toàn cao hơn: Procain không có tính gây nghiện và ít tác động
lên hệ thần kinh trung ương hơn so với cocain Điều này là do sự đơn giản hóa cấu trúc và loại bỏ phần vòng tropan, giúp procain trở nên an toàn hơn khi sử dụng lâm sàng
MỘT VÍ DỤ KHÁC VỀ PHARMACOPHORE ĐI TỪ LIGAND (MORPHIN)
Cấu trúc quan trọng nhất và tác dụng:
● N bậc 3, nhóm thế nhỏ
● C trung tâm không nối H
● Nhóm phenyl nối C trung tâm
● 2C nối C trung tâm và N bậc 3
Tác dụng: Xương sống giảm đau của morphin
Một số thuốc phát triển dựa trên cấu trúc đó
Codein
Trang 9● Gắn thêm nhóm methyl vào OH phenol
● Giảm đau kém hơn morphin, ít gây nghiện hơn
● Dùng phối hợp aspirin hay paracetamol
● Giảm ho (ít dùng)
Các dẫn chất hydrogen hóa Δ7-8, thêm OH ở C14
R=H (Oxymorphon)
R=CH3 (Oxycodon)
● Có tác dụng giảm đau mạnh, gây nghiện
mạnh
Các dẫn chất do thay đổi nhóm N-CH3 (Nalbuphin)
Giảm đau tốt
Không gây lệ thuộc thuốc
Trang 10Pharmacophore đi từ mục tiêu tác động
Khả năng gắn kết của Epinephrine tại 3 điểm trên thụ thể
adrenergic
Cấu trúc lập thể của epinephrine, hay chính xác hơn là sự sắp xếp không gian của
các nhóm chức xung quanh các nguyên tử carbon bất đối, đóng vai trò quan trọng
trong khả năng gắn kết của nó với các thụ thể adrenergic (α và β) và do đó ảnh
hưởng đến tác dụng sinh học của nó
Phần phenyl gắn kết với receptor bằng
liên kết Van der Waals
Nhóm OH tạo liên kết hydro với thụ thể
N bậc 2 tích điện dương tạo liên kết ion
với acid amin tích điện âm trên thụ thể
Một cấu trúc bất kì có 3 điểm pharmacophore đặc trưng như epinephrine thì sẽ có khả năng gắn kết với thụ thể adrenergic, nhưng mà ái lực gắn kết sẽ phụ thuộc vào những nhóm thế gắn trên cấu trúc đó và sự hấp thu sẽ phụ thuộc vào tính chất thân nước hay thân dầu của nó
Trang 11Đồng phân R có 3 điểm gắn kết Đồng phân S có 2 điểm gắn kết
Epinephrine có một trung tâm lập thể ở nguyên tử carbon α nằm gần nhóm amin
Sự thay đổi trong cấu trúc lập thể của phân tử này, chẳng hạn như thay đổi đồng phân R/S (hay dạng L/D), có thể ảnh hưởng đến cách epinephrine tương tác với các thụ thể:
1 Khả năng gắn kết với thụ thể: Đồng phân R (L-epinephrine) có khả năng gắn kết mạnh hơn với các thụ thể adrenergic so với đồng phân S Điều này do thụ thể có các vùng liên kết mà chỉ một cấu hình lập thể cụ thể mới có thể phù hợp
2 Tác dụng sinh học: Do sự thay đổi về khả năng gắn kết, hiệu quả hoạt động của epinephrine cũng sẽ thay đổi Chẳng hạn, L-epinephrine có hoạt tính sinh học mạnh hơn và được sử dụng phổ biến trong lâm sàng, trong khi đồng phân
S có hoạt tính yếu hơn hoặc có thể không có tác dụng sinh học đáng kể
Tóm lại, thay đổi cấu trúc lập thể của epinephrine sẽ làm thay đổi đáng kể khả năng gắn kết của nó với thụ thể và do đó ảnh hưởng đến tác dụng sinh học
Trang 12Bethanechol tác dụng trên thụ thể Muscarin
Bethanechol có cấu trúc gần giống với Acetylcholine → gắn lên thụ thể Muscarin giống với ACh
Liên kết ion: nhóm amin bậc 4 của bethanechol liên kết ion với các nhóm anion trên thụ thể muscarin
Liên kết hydro: Nhóm ester cuae bethanechol liên kết hydro với các amino acid trong thụ thể
Tương tác VanderWaals: các tương tác yếu này giúp ổn định phực hợp giữa bethenechol và thụ thể muscarin
Các dạng mô hình của pharmacophore
Ngoài ra liên kết theo mô hình 3 điểm, một số còn có thể liên kết theo mô
hình 4 điểm
- Pharmacophore được thể hiện bằng nhóm cho và nhận liên kết hydro:
Trang 13+ Nhóm cho liên kết hydro: Nhóm
hydroxyl: (-OH); Nhóm amine:
NH2, -NH); Nhóm carboxyl: (-COOH); Nhóm thiol: (-SH)
+ Nhóm nhận liên kết hydro: Nhóm
carbonyl: (C=O) - bao gồm
aldehyde và ketone; Nhóm ether:
(R-O-R'); Nhóm nitro: (-NO2);
Nhóm amide: (-C(=O)NR2); Nhóm phosphate: (-PO4)
Khả năng chuyển vị của các nhóm chức ảnh hưởng gì tới hiệu quả pharmacophore ?
+ Tính ổn định của cấu trúc: Nếu các nhóm chức có khả năng chuyển vị dễ
dàng, có thể dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc không gian của hợp chất, làm giảm tính ổn định và khả năng tương tác với thụ thể
+ Khả năng tương tác: Chuyển vị có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo liên
kết hydro hoặc các tương tác khác với thụ thể Nếu nhóm chức không ở vị trí tối ưu, khả năng tương tác với mục tiêu sinh học sẽ bị suy giảm
+ Tính chọn lọc: Khả năng chuyển vị có thể làm thay đổi đặc tính chọn lọc
của hợp chất đối với các thụ thể khác nhau, dẫn đến sự giảm hiệu quả hoặc tăng cường hoạt tính không mong muốn
+ Kinh nghiệm cấu trúc hoạt tính: Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học có
thể chỉ ra rằng các nhóm chức cần được giữ ở vị trí nhất định để duy trì hoạt tính, và chuyển vị có thể làm mất hiệu quả đó
Câu hỏi: Nhóm chức ester có bao nhiêu nhóm nhận liên kết H?
Nhóm chức ester (-COOR) có khả năng nhận liên kết hydro thông qua nhóm carbonyl (C=O) của nó Cụ thể, nhóm carbonyl có thể nhận liên kết hydro từ các nhóm chức cho liên kết hydro, như hydroxyl (-OH) hoặc amine (-NH2)
=> Vậy, trong một phân tử ester, có một nhóm chức carbonyl duy nhất có khả năng nhận liên kết hydro
Trang 14Ứng dụng
Tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu bằng mô hình pharmacophore
Việc tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu bằng mô hình pharmacophore có thể xác định, định dạng ra những pharmacophore quan trọng Từ đó, tiến hành sàng lọc trên cơ
sở dữ liệu và cho ra được cấu trúc hoàn toàn khác với cấu trúc ban đầu, nhưng
mà cho cùng tác dụng sinh học Người ta đã cho thử nghiệm các cấu trúc này và cho ra được những kết quả tương đối khả quan
Trong quá trình sàng lọc mô hình 3D-pharmacophore cần lưu ý các cơ sở dữ liệu phải thỏa điều kiện sử dụng của hoạt chất có khả năng dùng làm thuốc Nếu hoạt chất không có khả năng dùng làm thuốc mà sàng lọc được ra và đem đi tối ưu hóa thì sẽ tăng khả năng thất bại Vì vậy, có những luật và nhóm chức mô tả các dẫn chất không dùng làm thuốc để mình ứng dụng và loại trừ bớt Điển hình là luật 5 Lipinski
Luật 5 Lipinski:
Các chất có hấp thu và thấm kém khi chất có:
● Nhiều hơn 5 nhóm cho hydroxy
● Phân tử lượng lớn 500
● LogP lớn hơn 5
● Nhiều hơn 10 nhóm nhận hydro
Những chất có hấp thu và thấm kém tức là dùng bằng đường uống kém khi mà chất đó vi phạm 2 trong 4 điều luật 5 Lipinski
Việc sàng lọc này giúp tăng cường hiệu quả trong quá trình phát triển thuốc, bảo đảm rằng các hợp chất được nghiên cứu có khả năng thành công cao và an toàn cho người sử dụng
Phương pháp SOSA (chuyển tác dụng phụ thành tác dụng chính)
Trong quá trình thiết kế thuốc dựa vào ligand → PP SOSA: thuốc có tác dụng
Trang 15Aspirin
Tác dụng chính: giảm đau, hạ sốt, kháng viêm Tác dụng phụ: ức chế kết tập tiểu cầu với liều cao
→ Chuyển aspirin từ liệu 500mg, 325mg thành 81mg/viên; mỗi ngày dùng một viên để phòng ngừa
Topiramate
Tác dụng chính: trị bệnh động kinh tất cả các thể
Tác dụng phụ: làm sụt cân → Giảm liều topiramate để bào chế thuốc giảm cân, giảm sự thèm ăn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Archana Kumari , Rajesh K. Singh (2020) Morpholine as ubiquitous pharmacophore in medicinal chemistry: Deep insight into the
Trang 16structure-activity relationship (SAR)
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0045206819318395
2 Sapna Joshi, Divya Yadav & Rakesh Yadav (2021) Fluoroquinolones: a review on anti-tubercular activity https://link.springer.com/article/10.1007/s00706-021-02806-7
3 Anshul Tiwari, Sakshi Singh (2022) Bioinformatics
4 R.A. Lewis, F. Sirockin (2017) Comprehensive Medicinal Chemistry III
5 Samson O. Oselusi, Samuel A. Egieyeh (2024) Computers in Biology and Medicine
6 Role of in silico stereoelectronic properties and pharmacophores in aid of discovery of novel antimalarials, antileishmanials, and insect repellents
In “Advances in Mathematical Chemistry” Eds: S.C Basak, G Restrepo and J.L Villaveces Bentham Science Publishers, 2014, in press -
Scientific Figure on ResearchGate
7 Ligand Binding, Activation, and Agonist Trafficking - Scientific Figure
on ResearchGate Available from:
8 Chagas, Caroline Manto et al “Drug metabolites and their effects on the development of adverse reactions: Revisiting Lipinski’s Rule of Five.”
International Journal of Pharmaceutics 549 (2018): 133–149
-HẾT-